Tháp Mường Luân Nằm trên địa bàn xã Mường Luân, huyện Điện Biên Đông, tháp Mường Luân là công trình kiến trúc tôn giáo và văn hóa độc đáo của cộng đồng người Lào tại Tây Bắc và tỉnh Điện Biên.
Tháp được xây dựng từ thếkỷ XV với sự đóng góp của cả người Việt và Lào, thể hiện mối quan hệ đoàn kết và hỗ trợ giữa hai dân tộc. Công trình được tạo thành từ các vật liệu như gạch, vôi, vữa, cát và mật mía.
Tháp có hình dáng bút tháp, thân hình vuông, thu hẹp dần từ dưới lên trên. Chiều cao tổng thể của tháp là 15m. Bố cục tháp gồm 3 phần chính:
* Chân tháp hình vuông vững chãi cao 1m, không trang trí hoa văn. Phía ngoài có hành lang cho phép du khách đi quanh tháp.
* Thân tháp hình ống vuông, phần dưới rộng và thu hẹp dần lên trên. Phần này tập trung các trang trí hoa văn nổi bật của tháp.
* Ngọn tháp chia làm hai phần không có hoa văn, phình to ở giữa và thóp lại ở hai đầu giống hình quả trám. Giữa hai phần và trên cùng của ngọn tháp cũng được trang trí hoa văn như thân tháp, nhưng nhỏ hơn để tạo sự thanh thoát và mềm mại cho bố cục tổng thể.
Tháp được xây dựng dựa trên truyền thuyết về một ngọn núi có hình dáng giống một người ngồi thiền, “Hua tang Kep, eo tang Lào”, nghĩa là “Đầu quay về Việt, lung quay sang Lào”.
Tháp được người dân coi là “vị thần hộ mệnh”, bảo vệ cuộc sống yên bình cho dân bản
Ngoài giá trị lịch sử, tháp Mường Luân còn sở hữu giá trị kiến trúc và nghệ thuật độc đáo. Công trình được Bộ Văn hóa, Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích cấp Quốc gia vào năm 1981.
Leave a review